AR / VR cuộc cách mạng trong giao diện người dùng
Thực tế ảo tăng cường (AR) và công nghệ Thực tế ảo (VR) hiện nay đang được ứng dụng ngày càng nhiều vào các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau.Tại sao công nghệ AR/ VR lại là cuộc cách mạng? Hãy cùng tìm hiểu để biết giao diện người dùng đã phát triển và thay đổi như thế nào!
1. Khởi đầu của giao diện đồ họa người dùng
Một trong những dạng giao diện người dùng xuất hiện sớm nhất chính là thẻ đục lỗ. Vào đầu những năm 1800 đến 1970, những thẻ này chứa các lỗ để thể hiện dữ liệu, được sử dụng để điều khiển máy móc tự động như máy dệt và sau đó nhập dữ liệu vào máy tính.
Đến thập niên 1960 - 1980, khi máy tính phát triển, kiểu giao diện dòng lệnh CLI lại trở nên phổ biến. Người dùng tương tác với máy tính bằng cách gõ lệnh.
Và vào những năm đó, Xeror Alto, Apple Lisa, Macintosh và Microsoft Windows chính là những cái tên nổi trội trong lĩnh vực giao diện đồ họa người dùng GUI. Windows mặc dù ban đầu không thành công nhưng các phiên bản tiếp theo của Windows đã trở nên phổ biến và ngày nay, đây là một trong những hệ điều hành được sử dụng rộng rãi nhất.
2. Sự ra đời của giao diện website và di động
Không dừng lại ở đó, giao diện người dùng tiếp tục có bước đột phá lớn khi cho ra đời phiên bản giao diện website và giao diện di động.
- World Wide Web (thập niên 1990): Việc phát minh ra World Wide Web thực sự là một cuộc cách mạng hóa. Giao diện website mới cho phép người dùng có thể tiếp cận với lượng thông tin khổng lồ. Từ đó, mở đường cho các UI Designer trong việc thiết kế website, đặc biệt là giao diện website để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng lớn.
- Điện thoại thông minh (thập niên 2000): Với sự ra mắt của điện thoại thông minh như iPhone vào năm 2007, giao diện cảm ứng đã trở nên phổ biến. Các cử chỉ như chụm, vuốt và chạm đã trở thành các tương tác tiêu chuẩn.
Cùng với giao diện website, giao diện di động ngày càng được ưa chuộng do tính ứng dụng và công nghệ tiên tiến của nó. Đó là nỗ lực làm việc to lớn của các nhà khoa học máy tính cũng như các UI Designer để thiết kế giao diện trên máy tính cũng như trên các thiết bị di động, nhằm đem tới trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
3. Giao diện người dùng tiên tiến ngày nay
Với sự phát triển của công nghệ, giao diện người dùng đã tiến lên một tầm cao hoàn toàn mới.
3.1. Giao diện người dùng bằng giọng nói (thập niên 2010)
Các giao diện giọng nói như Siri, Alexa và Google Assistant đã thay đổi cách chúng ta tương tác với công nghệ. Công nghệ ngày cho phép bạn tương tác với các thiết bị thông qua giọng nói mà không cần nhìn vào màn hình. Đây cũng là xu hướng được đang được áp dụng trong thiết kế website và ứng dụng ngày nay. Từ đó, đòi hỏi các UI Designer có những sự thay đổi trong thiết kế giao diện website để phù hợp với chức năng tương tác bằng giọng nói.
3.2. Thực tế tăng cường (AR) & Thực tế ảo (VR) (thập niên 2010)
Giao diện AR và VR mang lại trải nghiệm tuyệt vời bằng cách kết hợp thế giới ảo và thực. Loại giao diện hiện đại này được tìm thấy trong các ứng dụng trò chơi, giáo dục, chăm sóc sức khỏe… Đặc biệt, trang web AR đang gây bão trên Internet trong thời gian gần đây. Công nghệ này cho phép thiết kế website tích hợp công nghệ AR để tạo ra trải nghiệm tương tác độc đáo, trực quan và sinh động cho người dùng. Các hình ảnh, đối tượng 3D hoặc video có thể được chiếu trực tiếp vào môi trường xung quanh khiến cho quá trình làm việc, học tập và nghiên cứu trở nên thực tế và hấp dẫn hơn bao giờ hết.
3.3. Tương lai của giao diện AR/ VR
Giao diện AR/ VR trong tương lai sẽ đóng một vai trò lớn hơn nữa trong cuộc sống của chúng ta:
- Không gian làm việc thực tế hỗn hợp: Sự kết hợp giữa AR và VR sẽ giúp tạo ra không gian làm việc thực và ảo cùng tồn tại và có thể tương tác với nhau. Điều này sẽ khiến cho quy trình làm việc và thiết kế có sự thay đổi.
- Trải nghiệm học tập nâng cao: Với công nghệ tiên tiến AR/ VR này, học sinh sẽ có được những trải nghiệm tương tác vô cùng phong phú và thú vị, giúp cho việc học tập trở nên sinh động và dễ dàng tiếp thu hơn.
- Cải tiến hoạt động chăm sóc sức khỏe: AR/ VR có thể tác động đáng kể đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trong việc phẫu thuật từ xa, vật lý trị liệu và kiểm soát cơn đau.
- Thế giới ảo xã hội: Các tương tác xã hội có thể vượt qua ranh giới vật lý, cho phép mọi người tương tác, hòa nhập xã hội và xây dựng cộng đồng trong không gian ảo.
- AR trở nên phổ biến hơn: Khi kính AR trở nên nhẹ hơn, chất lượng hơn và giá cả phải chăng hơn, thực tế tăng cường sẽ hòa nhập vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Từ đó giúp tăng cường việc mua sắm, điều hướng và nhiều thứ khác nữa.
- Giao diện não-máy tính: Giao diện này sẽ cho phép giao tiếp trực tiếp giữa não người và các thiết bị bên ngoài, mở ra khả năng tương tác cho người khuyết tật cũng như nâng cao năng lực của con người.
Tương lai của các giao diện, đặc biệt là AR và VR, là vô tận và sẽ đóng vai trò then chốt trong việc định hình sự tương tác của chúng ta với thế giới xung quanh theo những cách hiện đại và đẳng cấp hơn. Trong đó, việc thiết kế website chắc chắn sẽ có bước tiến lớn hơn nữa để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của chúng ta.