90% UX UI Designer không kiếm được việc làm?
Học UX UI designer mãi mà không tìm được việc? Đừng vội nản. Sau đây là những lý do quan trọng mà không phải ai cũng nói cho bạn biết.
Tại sao portfolio UX UI designer của bạn không được nhà tuyển dụng đánh giá cao
Vấn đề này xuất phát từ quy trình thiết kế (designer process). Và sau đây là 2 vấn đề lớn mà các designer thường gặp phải khiến bạn không kiếm được việc làm UX UI designer:
- Quy trình thiết kế thực sự quá tuyến tính
- Quy trình thiết kế không tuyến tính nhưng họ lại cho rằng các nghiên cứu (case studies) cần phải tuyến tính và hoàn hảo
Hình 1: 90% UX UI designer không thể tìm được việc làm
Như thế nào là một Quy trình thiết kế tuyến tính (Linear design process)?
Trong quy trình thiết kế tuyến tính, designer sẽ làm việc theo một khuôn mẫu nhất định. Chẳng hạn, designer đầu tiên sẽ tìm hiểu vấn đề, sau đó tiến hành phỏng vấn người dùng, tiến hành phác thảo, sau đó mô hình hóa và tạo wireframe. Designer sẽ hoàn thành từng bước trước khi chuyển sang bước tiếp theo. Và nếu designer muốn cải thiện sản phẩm, họ sẽ bắt đầu lại từ điểm đầu tiên.
Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về 2 vấn đề đã đề cập ở trên.
Vấn đề 1: Quy trình thiết kế thực sự quá tuyến tính
Như đã đề cập ở trên, nếu bạn nghĩ rằng 1 portfolio UX UI designer tuyến tính hoàn hảo là những gì mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, thì bạn đang gặp sai lầm.
Điều này giống như khi bạn tìm mua một sản phẩm trực tuyến và thấy toàn những đánh giá 5 sao. Khi mọi thứ được thể hiện quá hoàn hảo thì sẽ mất đi độ tin cậy - Có phải bạn sẽ nghi ngờ các đánh giá này có sự gian dối hay không? Điều này cũng tương tự như khi các nhà tuyển dụng nhận được portfolio UX UI designer tuyến tính của bạn vậy.
Bạn đã từng nghe đến Quy trình thiết kế “Kim cương kép” (Double Diamond Design Process) chưa ? Double Diamond là một quy trình thiết kế gồm 4 giai đoạn: Tiếp cận vấn đề - Xác định vấn đề cần tập trung giải quyết - Chọn giải pháp tiềm năng - Triển khai giải pháp.
Nghe có vẻ đây là một quy trình hoàn hảo nhưng đây lại là lý tưởng mà nhiều nhà UX UI designer phấn đấu nhưng hiếm khi đạt được. Đơn giản là vì bạn sẽ không thể kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài. Nghĩa là bạn sẽ bắt đầu gặp rắc rối khi có vấn đề mới xảy ra, và bạn lại phải bắt đầu lại từ đầu. Trong khi đó, quy trình thiết kế cần phải linh hoạt. Nó không phải là một đường thẳng, cũng không có điểm bắt đầu hay kết thúc. Điều đó có nghĩa là bạn có thể bắt đầu lại ở bất kỳ điểm nào, chứ không bắt buộc quay lại điểm đầu của quy trình.
Hình 2: Thiết kế cần sự linh hoạt để có thể xử lý các tình huống tốt hơn
Lời khuyên cho các UX UI designer hệ tuyến tính
Vậy bạn, với tư cách là một nhà thiết kế ít kinh nghiệm hay một freelance UX UI designer, nên làm gì? Bạn đã được dạy cách sử dụng một quy trình nhưng bây giờ, hãy bỏ nó đi. Dưới đây là lời khuyên dành cho bạn:
- Nếu bạn là UX hay UI designer mới, hãy cố gắng tìm sự cân bằng giữa việc quyết đoán và áp dụng tư duy học hỏi. Đã đến lúc tháo bỏ cặp kính màu hoa hồng, mở mang đầu óc và đối mặt xem thực sự công việc của một designer là như thế nào
- Tập trung vào việc xây dựng kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo. Ngay cả khi bạn không phải là nhà thiết kế chính, mọi vai trò thiết kế, kể cả freelance UX UI designer đều yêu cầu trình độ lãnh đạo.
- Xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan khác, vì họ đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành công việc. Thiết kế diễn ra thông qua giao tiếp và hợp tác, chứ không phải là một công việc đơn độc.
- Cuối cùng, hãy từ bỏ quan điểm giáo điều và lý tưởng của bạn về quá trình thiết kế. Hãy tiếp tục tìm hiểu xem việc làm UX UI designer linh hoạt và đẹp đẽ như thế nào.
Vấn đề 2: UX UI designer cho rằng các Case study cần phải tuyến tính và hoàn hảo
Vậy tại sao các designer lại mong muốn sự hoàn hảo đến vậy trong Case study cũng như trong portfolio UX UI designer của mình:
- Họ cho rằng quy trình thiết kế tuyến tính sẽ dễ được người đọc tiếp thu hơn
- Họ cho rằng đó là điều mà các nhà tuyển dụng/ designer manager mong muốn nhìn thấy trong portfolio của họ
Không có quy định Case study phải chỉnh chu và theo 1 quy trình khuôn mẫu. Các chi tiết mới lạ và thú vị sẽ là những điều mà một designer manager sẽ đánh giá cao. Họ muốn thấy bạn linh hoạt như thế nào, xử lý vấn đề như thế nào và bạn cần phải thể hiện được điều đó trong portfolio UX UI designer của mình.
Hình 3: Một Case study quá hoàn hảo không phải là những gì mà một nhà tuyển dụng mong đợi
Một câu chuyện đáng suy ngẫm
Đầu tiên, tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện:
“Một con rồng tấn công một ngôi làng, và người dân sẵn sàng trả số tiền vàng lớn cho hiệp sĩ để giết con rồng đó. Hiệp sĩ mặc áo giáp, đem theo khiên và kiếm và tìm đến hang ổ của con rồng. Con rồng phun lửa vào hiệp sĩ, nhưng hiệp sĩ đã dùng khiên để đỡ và dùng thanh kiếm đâm chết con rồng. Hiệp sĩ nhận được vàng và tận hưởng những ngày hạnh phúc sau đó.”
Bạn rút ra được gì từ câu chuyện này? Câu chuyện ở trên quá hoàn hảo đến mức nhàm chán đúng không? Không phải vì câu chuyện có một kết thúc có hậu mà vì hiệp sĩ không phải đối mặt với bất kỳ thử thách nào để tiêu diệt con rồng. Anh ấy là người toàn năng và bất cứ điều gì anh ấy làm đều diễn ra hoàn hảo. Đó hầu như không phải là một câu chuyện.
Thực tế, người hiệp sĩ kia sẽ phải đối mặt với rất nhiều chuyện khủng khiếp. Chẳng hạn, anh ta sẽ phải bỏ chiến khiên xuống vì nó quá nóng khi con rồng phun lửa vào; Anh ta đã trượt ngã khi cố gắng né tránh tia lửa; Anh ta cũng không thể đến đủ gần để đâm chết con rồng từ lần đầu tiên… Đây mới là câu chuyện mà mọi người muốn nghe.
Và đây là cách khắc phục
Và khi bạn gửi đơn xin việc làm UX UI designer cũng vậy. Một nguyên bản đẹp đẽ của Figma không phải là điều mà nhà tuyển dụng cần. Bạn hãy viết portfolio UX UI designer của mình thành một câu chuyện. Hãy thêm vào đó những tình huống, cho thấy bạn đã nỗ lực khắc phục vấn đề như thế nào, và bạn sẽ nhận được sự đồng cảm từ nhà tuyển dụng.
Kể chuyện là một nghệ thuật. Và đây là cách mà bạn đưa “nghệ thuật” vào hồ sơ xin việc làm UX UI designer của mình:
- Bạn hãy viết dựa theo cấu trúc STAR: Situation (Tình huống) - Task (Nhiệm vụ) - Action (Hành động) - Result (Kết quả). Cấu trúc viết này rất phù hợp với quy trình thiết kế. Bạn hãy khéo léo thêm vào nhiều chi tiết đắt giá trong phần hành động để thu hút nhà tuyển dụng.
- Hãy kể chuyện trên tinh thần giúp người đọc thấy những gì bạn nói là thực tế và tất nhiên, không cần làm cho mọi thứ hoàn hảo tuyệt đối
- Hãy thêm đủ ngữ cảnh để người đọc hiểu được bạn muốn nói gì
Dù bạn là một UX UI designer chính thức hay freelance UX UI designer, bạn cũng sẽ cần một portfolio chỉnh chu. Và đây là cách để bạn sử dụng cấu trúc STAR khi viết portfolio của mình.
Hình 4: Cấu trúc STAR rất thích hợp để giúp bạn viết một portfolio chuyên ngành thiết kế thực tế và hấp dẫn
Cách sử dụng cấu trúc STAR
Sau đây là những gợi ý để viết theo STAR:
- Situation - Tình huống: Bạn biết đến vấn đề này bằng cách nào? Tại sao nó lại xảy ra và bạn đã làm việc với ai? Mục tiêu là gì? Tại sao bạn chọn vấn đề này để giải quyết?
- Task - Nhiệm vụ: Bạn đã quyết định làm gì? Tại sao? Bạn đã quyết định như thế nào? Kỳ vọng của bạn khi đưa ra quyết định này là gì?
- Action - Hành động: Bạn đã nghĩ ra được bao nhiêu giải pháp tiềm năng? Chúng hoạt động như thế nào? Bạn lựa chọn giải pháp bằng cách nào? Giải pháp nào khả thi ? Tại sao? Điều gì không xảy như mong đợi và tại sao? Bạn đã làm gì sau đó? Bạn đã học được gì và thích nghi ra sao?
- Result - Kết quả: Cuối cùng giải pháp đã được thực hiện như thế nào? Bạn đã đo lường thành công bằng cách nào? Bạn đã học được gì từ nó?
Đừng đưa ra một portfolio UX UI designer rập khuôn đến nhà tuyển dụng mà hãy tạo nên một câu chuyện của riêng bạn. Và như vậy, bạn sẽ không nằm trong 90% UX UI designer không tìm được việc làm nữa. Chúc các bạn thành công!